DỊCH VỤ Y KHOA


THƯ VIỆN SÁCH MEDIC

MedicalBooks

WEBSITE LIÊN KẾT

KHOA CẬN LÂM SÀNG

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

Email In PDF.

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn mới thành lập vào tháng 06/2010, tuy là khoa nhưng các tổ bộ phận làm việc nhiều nơi.

1. NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG:

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ  xây dựng kế hoạch, quy trình - quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, huấn luyện, giám sát kiểm tra và phối hợp với các khoa/phòng cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. NHÂN SỰ:

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tổng số gồm 16 người:

Trưởng khoa: CN. Nguyễn Thị Liễu

Phó khoa: KS. Lê Văn Cần

ĐD trưởng khoa: Nguyễn Kim Luỹ

- Gồm 3 tổ:

+ Tổ tiếp liệu - Thanh trùng: 05 người

+ Tổ giặt ủi: 05 người

+ Tổ xử lý: 03 người

Khoa có 01 CN điều dưỡng, 01 kỹ sư và 01 điều dưỡng trung học, còn lại là nhân viên lao động phổ thông.

3. TRANG THIẾT BỊ HIỆN CÓ:

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn được trang bị các thiết bị:

- 01 máy hấp Inox SA 600A

- 01 máy hấp Inox AMSCO

- 02 máy giặt Image

- 02 máy sấy Image

- 01 máy ủi Image

- 01 máy giặt TOSIBA 10kg

- 01 máy hút bụi AS7

- 01 máy hút bụi AS9

- 01 máy lau sàn nhà BHTBLI và 02 xe vệ sinh Kubblermaid

4. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:

- Tổ chức hoạt động và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của khoa.

- Quản lý đồ vải, xử lý chất thải, tiệt trùng y dụng cụ cung cấp cho toàn bệnh viện đi vào nề nếp và chặt chẽ hơn.

- Sản xuất thành phần gòn gạc cho các khoa điều trị và chăm sóc người bệnh đạt yêu cầu theo quy cách đã quy định.

- Tiếp tục và quản lý y cụ của phòng mổ dù nhân viên của tổ tiếp liệu thanh trùng không là chuyên môn y tế nhưng vẫn cố gắng và hoàn thành tốt.


- Hướng tới đề xuất lãnh đạo hỗ trợ về vị trí đặt điểm rửa tay, khăn lau tay 01 lần tránh nhễm trùng chéo.

- Kiễm soát và cấy vi sinh những vật dụng vô khuẩn.

- Đề xuất về việc xử lý chất thải rắn tại bệnh viện đúng quy định của bộ y tế để phòng nguy cơ rủi ro tai nạn nghề nghiệp.

5. ĐÀO TẠO:

- Hướng dẫn nhân viên y tế về thông tư 18/2009 của bộ y tế và một số quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn vào ngày 22-23/06/2010.

- Điều dưỡng trưởng khoa tham gia khoá tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn do bệnh viện chợ rẩy TP.HCM hướng dẫn vào ngày 25-28/10/2010.

- Dự kiến hướng dẫn tại bệnh viện về kiến thức KSNK theo quy định hiện nay và sẽ cho nhân viên khoa đi học thêm về dụng cụ phòng mổ để cho việc quản lý dụng cụ chuyên khoa tốt hơn.

6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Phối hợp với phòng điều dưỡng và các khoa/phòng có liên quan tổ chức:

- Điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tất cả các khoa/phòng lâm sàng và từ đó đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn đề có biện pháp can thiệp.

- Tiến hành cấy khuẩn các y cụ, nguồn nước trong bệnh viện.

- Khảo sát và nhận xét sản phẩm gòn gạc có giá trị về kinh tế.

 

Khoa dược

Email In PDF.

I. GIỚI THIỆU:

Khoa dược Bệnh viện Bình An được chính thức thành lập từ năm 2008 cùng với sự thành lập của bệnh viện.

Khoa dược có 2 bộ phận:

-          quầy phát thuốc bảo hiểm y tế cho bệnh nhân ngoại trú tọa lạc tại lầu 1

-          kho thuốc và vật tư y tế cấp phát cho bệnh nhân nội trú tọa lạc tại lầu 6 

II. TỔ CHỨC CỦA KHOA:

Hiện nay, nhân sự Khoa dược Bệnh viện Bình An gồm có 9 nhân viên, bao gồm 1 trưởng khoa, 1 phó khoa và 7 nhân viên khoa.

1.ThS. DS. Mai Nguyễn Ngọc Trác - Trưởng khoa

2.DS. Võ Thị Lanh – Phó khoa

3.DSTH. Trần Thị Diễm Phúc – Kỹ thuật viên trưởng khoa

4.DSTH. Trần Khánh Ngó – Kế toán dược

5.DSTH. Trần Thị Mỹ Châu – Thủ kho vật tư y tế

6.DSTH. Nguyễn Thị Hồng Yến – Nhân viên kho vật tư y tế

7.DSTH. Hồ Thị Thu Giang – Thủ kho BHYT

8.DSTH. Dương Cẩm Lình - Nhân viên quầy thuốc BHYT

9.DSTH. Nguyễn Huỳnh Tú Thanh – Nhân viên quầy thuốc BHYT

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA

Chức năng, nhiệm vụ của khoa dược Bệnh viện Bình An thực hiện dựa theo: Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện do Bộ Y tế ban hành ngày 10 tháng 06 năm 2011. 

Chức năng:

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. 

Nhiệm vụ:

1.Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). 

2.Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầ

3.Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

4.Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.   

5.Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

 

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Email In PDF.

I. GIỚI THIỆU:

Hiện nay với những tiến bộ của y học đã góp phần đáng kể nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của chấn đoán hình ảnh ngày càng trở nên quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viên.


Khi bạn đến với khoa chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Bình An Kiên Giang, bạn sẽ thấy được các trang thiết bị mới và hiện đại cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn tay nghề cao, tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, hướng dẫn và giải thích tận tình, chu đáo.

Khoa chẩn đoán hình ảnh bao gồm các bộ phận: Nội soi, siêu âm, xquang kỹ thuật số, CT  64 lát cắt.

II. NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG:

Đảm bảo cho công tác chẩn đoán phục vụ khám chữa bệnh.

Hỗ trợ cho lâm sàng trong công tác điều trị đạt hiệu quả cao.

Đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, cấp cứu, phục vụ bệnh nhân 24/24 giờ.

III. NHÂN SỰ:

Hiện tại khoa gồm 23 nhân viên:

- Trưởng khoa: BS. Trần Đức Nghĩa

- Phó khoa: BS. Phạm Ngọc Khánh

- Điều dưỡng trưởng khoa: Trần Phú

- 03 bác sĩ điều trị và một số bác sĩ phối hợp của các khoa.

- 01 cử nhân tin học

- 05 kỹ thuật viên X-Quang (01 cử nhân đại học)

- 06 điều dưỡng

- 03 nhân viên siêu âm và 01 NHSTH

- 03 hộ lý

IV. TRANG THIẾT BỊ HIỆN CÓ:

Khoa chẩn đoán hình ảnh được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại như:

- Máy chụp X-Quang DR. Naomi xử lý bằng kỹ thuật số.

- Máy chụp X-Quang Kellex model 1100 (ThaiLan) xử lý bằng kỹ thuật số.

- Máy chụp X-Quang Listem Rex 325R Picker 4502 (Hàn Quốc) xử lý bằng kỹ thuật số.

- Máy chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT Scanner Aquilion 16 Toshiba A3532120) có tốc độ chụp nhanh, cho chất lượng hình ảnh đẹp, rõ nét và có nhiều kỹ thuật mới mà máy chụp cắt lớp xoắn ốc thông thường không thể làm được.

- Máy siêu âm tổng quát siêu âm với độ phân giải cao (SSA 660A Toshiba)

- Máy siêu âm màu (Achson 13392)

- Máy siêu âm Doppler màu, siêu âm mạch máu (Accuson XP10 20062)

- Máy nội soi (Olympus CV-60, 7000711 Japan)

- Máy đo điện não (EEG) (ME-1.16 Channels)

- Máy đo điện tim (ECG) thông thường (2 máy MD-1)…

V. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:

1. X-Quang kỹ thuật số:

- Chụp sọ, xoang, mặt, ngực, bụng, chậu, chi, cột sống…

- Chụp ống tiêu hóa có cản quang: thực quản, dạ dày, khung tá tràng, ruột non, đại tràng…

- Chụp đường mật: chụp đường mật qua Kerh.

- Chụp đường dò các loại

- Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang, chụp bàng quang cản quang, chụp UIV…

- Chụp X-Quang cấp cứu tại giường

2. Siêu âm:

- Siêu âm ổ bụng

- Siêu âm hệ tiết niệu, hệ sinh dục.

- Siêu âm khoang màng phổi

- Siêu âm tuyến vú, tuyến giáp

- Siêu âm Doppler mạch máu

- Siêm âm cấp cứu tại giường

3. Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT 16):

- Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt: Toàn thân, sọ, xoang, hốc mắt, hàm mặt, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, cổ, ngực, bụng, tiểu khung, cột sống, cơ xương khớp…

- Chụp tái tạo 3D: Đặc biệt các hình ảnh về chấn thương hàm mặt, bệnh lý cột sống, ống tiêu hóa, đường mật, hệ niệu, các khối u, dị dạng…

- Dễ dàng đo đường kính, diện tích cắt ngang, dọc, độ dài và độ uốn khúc của các đoạn mạch, góc mạch

- Mô tả dễ dàng chứng phình mạch, sự xuất hiện canxi hóa, máu đông, mạch nhánh

- Dễ dàng tính góc giữa cổ trên và phình mạch, góc giữa cộ trên và lumen phình mạch, cũng như tính toán giải phẫu học phức tạp khác

4. Nội soi:

- Nội soi chẩn đoán

- Các bệnh lý vòm, mũi xoang, hạ họng và thanh quản

- Các bệnh lý về thực quản, dạ dày, thành tá tràng, đại trực tràng…

5. Điện tim (ECG):

- Điện tim thông thường: với hệ thống điện tim điện toán có tầm soát rộng đồng thời cả 12 chuyển đạo giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim, block, dày dặn các buồng tim bệnh lý mạch vành

- Đo điện tim cấp cứu tại giường

6. Điện não (EEG):

- Góp phần chẩn đoán và điều trị động kinh

- Đánh giá và tiên lượng tình trạng hôn mê, chết não

- Nghiên cứu các trạng thái giấc ngủ.

7. Hội chẩn chuyên môn:

- Để chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đạt hiệu quả nhất đòi hỏi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và các bác sĩ lâm sàng phải kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, phân tích tỉ mỉ những dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh, tìm ra những biện pháp chẩn đoán và điều trị tối ưu.

- Hàng này khoa Chẩn đoán hình ảnh tham gia hội chẩn và trao đổi thường xuyên với các bác sĩ cận lâm sàng, các bác sĩ ngoại khoa, nội khoa, sản khoa cùng một số bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khác.

- Tham gia hội chẩn từ xa với Trung tâm y khoa Medic TP HCM với những trường hợp chẩn đoán khó, phức tạp.

- Đã có rất nhiều những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hay nan y được phát hiện, xử trí kịp thời nên được cứu sống.

VI. ĐÀO TẠO:

Để nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sĩ hàng năm bệnh viện tổ chức cử người đi học thêm tại các trung tâm lớn như: Medic Hòa Hảo TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang…

VII. SINH HOẠT KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

Khoa thường xuyên tham gia sinh hoạt khoa học do bệnh viện tổ chức, những kiến thức mới được cập nhật thường xuyên, những ca bệnh khó, hay được phân tích, học hỏi.

Tham gia các hội nghị, hội thảo do Hội chẩn đoán hình ảnh trong và ngoài nước tổ chức

 

Tổ dinh dưỡng tiết chế

Email In PDF.

Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe, đối với bệnh nhân, dinh dưỡng không chỉ nuôi sống mà còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị đối với một số bệnh . Dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồI phục , rút ngắn thời gian nằm viện , giảm được chi phí cho bệnh nhân và xã hội , đồng thời góp phần nâng cao chất lượng trong điều trị .Dinh dưỡng điều trị không thể thiếu được trong các biện pháp chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.

I. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

- Tư vấn dinh dưỡng, xây dựng các thực đơn bệnh lý.

- Hướng dẫn, theo dõi chế độ dinh dưỡng.

- Kiểm tra, giám sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổng hợp suất ăn của các khoa báo về

II. NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Tổ chức thực hiện chế độ ăn trong Bệnh viện theo Quyết định 2789 ngày (10/8/2006) của Bộ Y tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh ăn uống hợp lý, phù hợp với bệnh tật, đảm bảo vệ sinh. Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh và gia đình người bệnh.

- Sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện chế độ ăn cho người bệnh.

- Nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo tuyến dưới về dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện.

 
Các bài viết khác...
Trang 1 của 2
You are here: Trang chủ Giới thiệu Khoa - Phòng Khoa cận lâm sàng